Thứ ba, ngày 30 tháng 4 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
    Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin xã Yên Trường, huyện Yên Định như thế nào?
    156 người đã bình chọn
    25 người đang online

    XÃ YÊN TRƯỜNG, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

    100%

         1. Điều kiện tự nhiên:

    Yên Trường nằm ở phía Tây Bắc huyện Yên Định, phía Bắc giáp sông Mã (Bên bờ Bắc sông Mã là xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc) và một phần xã Yên Thọ; Phía Nam giáp xã Yên Hùng và một phần của xã Yên Bái; Phía Tây giáp xã Yên Bái và một phần xã Yên Trung, Yên Thọ; Phía Đông giáp xã Yên Phong;

              Tổng diện tích đất tự nhiên là 364,83 ha. Trong đó: Đất canh tác là 257,6 ha;

              Yên Trường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chính, đó là: Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều và có gió Tây kho nóng; Mùa đông lạnh hanh khô và hay có xương muối. Xen giữa hai mùa là mùa Xuân và mùa Thu; mùa Xuân là mùa chuyển tiếp từ mùa Đông sang mùa Hè, mùa này hay có mưa phùn; mùa Thu là mùa chuyển tiếp từ mùa Hè sang mùa Đông, mùa này thường hay có bảo lụt.

               2. Quá trình hình thành làng xã ở Yên Trường:

    Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) thì huyện Yên Định có 8 tổng, 104 xã, thôn, trang. Trong đó 2 làng Thạc Quả và Lựu Khê của xã Yên Trường ngày nay thuộc tổng Bái Nguyễn.

              Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, 4 làng Tam Đa (Bạch Đa), Lý Nhân, Thạc Quả và Lựu Khê hợp thành xã Long Sơn. Đến năm 19484 làng Lựu Khê thuộc về xã Yen Thọ; Làng Thạc Quả, Lý Nhân, Tam Đa sáp nhập thành xã Yên Phong.

              Tháng 10 năm 1953 được thành lập trên cơ sở hợp nhất các làng Thạc Quả, Lựu Khê và làng Hổ Bái. Đến năm 1955 làng Hổ Bái tách ra thành lập xã Hổ Bái, xã Yên Trường còn lại 2 làng là làng Thạc Quả và làng Lưu Khê và ổn định tên gọi cho đến ngày nay.

              * Làng Thạc Quả: Làng Thạc Quả có tên nôm là làng Kiểu. Đầu thế kỷ thứ XIX đến đời Vua Minh Mạng (1836), làng có tên là Hoa Cáo thuộc Tổng Bái Nguyễn, huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hóa. Từ năm 1863, làng Hoa Cáo được đổi tên thành làng Thạc Quả vì kiêng đồng âm chữ Cáo (Biệt húy của Vua Gia Long). Đến đời Vua Đồng Khánh (1885 - 1888) đổi là Thạc Quả cho đến ngày nay.

              Phía Bắc giáp sông Mã, bên kia bờ sông Mã là làng Phi Bình, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, phía Nam giáp làng Lựu Khê, phía Đông giáp làng Lý Nhân xã Yên Phong, phía tây giáp làng Tu Mục xã Yên Thọ.

              Theo truyền thuyết lưu lại từ đời này sang đời khác và qua lời kể của các cụ cao niên trong lang; Căn cứ vào Thần phả bằng chữ Hán có niên hiệu Hồng Phúc và tộc phả của dòng họ Đoàn Trọng và Trịnh Gia; Căn cứ vào hai sắc phong thời Trần và thời Nguyễn cũng như một số hiện vật lịch sử còn để lại thì hai dòng họ về làng Thạc Quả khai hoang lập ấp sớm nhất là dòng họ Đoàn Trong và dòng họ Trịnh Gia. Dòng họ Đoàn Trọng về đây lúc đầu định cư ở vùng Phe Bắn (sau này gọi là cánh đồng Cồn Bắn) nằm ở phía Tây Nam núi Long Sơn (Ngày nay nơi đây thuộc khu dân cư thôn Thạc Quả 1). Dòng họ Trịnh Gia, khi về đây định cư ở vùng Phe Sày (Sau này gọi là Vườn Sày). Hai dòng họ này về đây sinh sống ở hai vùng cách nhau bởi núi Long Sơn (Núi Kiểu ngày nay) chừng khoảng 300-500m đường chim bay. Hai dòng họ đã cùng nhau làm ăn sinh sống, sau đó dần mở rông thêm đất đai, giao lưu quan hệ, dân cư ngày càng đông đúc hơn nên về sau có nhiều dòng họ khác cũng về đây lập nghiệp như họ Nguyễn, họ Lê, họ Phạm

              Làng có Chùa Linh Cảnh (Sau được đổi tên thành Hồng Ân Tự) được xây dựng thời nhà Lý (khoảng thế kỷ thứ XI) ở phía Đông Bắc núi Long Sơn. Chùa nằm ở lưng chừng núi, cách chân núi theo chiều dốc khoảng 30 m.

    Vường Thanh Long....

              Làng còn có Nghè Giữa (Nghè Kiểu) nằm ở chân núi Long Sơn và trên ngềnh Kiểu. Truyền thuyết kể rằng, thời nhà Trần, Vua Trần Cảnh có con gái là Bạch Mã Công Chúa kết duyên cùng với Trương Công Mỹ (Trương Công Mỹ sinh ngày 10/2/ năm Mậu Tuất thời nhà Trần, Quê ông ở trang Vĩnh Niên, huyện Quỳnh Côi, phủ Thái Bình, trấn Nam Sơn Thượng) sống gần Linh Cảnh Tự. Lúc ấy giặc Nguyên sang xâm chiếm bờ cỏi nước ta, với lòng yêu nước sâu nặng, ông Trương Công Mỹ cùng vợ vung gươm thề cùng quyết chiến thắng giặc Nguyên. Cuộc chiến đấu của ông bà đã lập nên bao chiến công hiển hách. Ông bà đã mất vào ngày 10 tháng 1 âm lịch. Vua Trần đã truy phong chức tước cho hai ông bà và truyền cho nhân dân lập đền thờ. Vua đã miễn binh lương cho vùng này trong vòng 8 năm và cấp cho 300 quan xây dựng đền thờ để tưởng nhớ công lao của ông bà. Đền thờ đó ngày nay gọi là Nghè giữa (Nghè Kiểu). Hàng năm, lễ hội nghè ông, nghè bà được tổ chức vào 15/1/ âm lịch. Năm 1995 Nghè Kiểu được sở Văn Hóa, thông tin, thể dục, thể thao và du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.

              Bên cạnh đó, làng còn có Phủ Kiểu. Phủ được xây dựng ở chân núi Kiểu , phủ thờ thành Quốc Công Linh Ứng Thượng Đẳng Thần. Phủ được tổ chức lễ hội vào ngày mùng 6 / 4 / âm lịch hàng năm.

              Dân làng Thạc Quả có truyền thống yêu nước nồng nàn , suốt trong quá trình hình thành và phát triển, không biết bao nhiêu lần người dân đứng lên đuổi giặc giữ làng, giữ nước. Khi có Đảng Cộng sản Việt Nam giác ngộ và lãnh đạo, nhân dân đứng lên theo Đảng làm Cách Mạng với sự ra đời của hội “Ái Hữu”, sau đó cùng với nhân dân cả nước làm nên cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại giành Chính quyền về tay nhân dân.

              Qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, dân làng Thạc Quả vừa tích cực sản xuất, chiến đấu, đóng góp sức người sức của cho công cuộc Cách Mạng nước nhà. Hòa bình lập lại, nhất là sau công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng, dân làng Thạc Quả thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khang trang giàu đẹp. Ngày nay nhân dân làng Thạc Quả tích cực lao động sản xuất, làm giàu cho quê hương, đất nước. Tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

              Năm 2000, làng Thạc Quả khai trương xây dựng làng văn hóa và đến năm 2002, làng vinh dự được công nhận làng văn hóa cấp huyện.

              * Làng Lựu Khê:

              Vị trí địa lý: Làng Lựu Khê Phía Bắc giáp xã Yên Thọ, phía đông giáp làng Thạc Quả (xã Yên Trường) và xã Yên Phong; Phía nam giáp xã Yên Hùng và một phần làng Hổ Bái (xã Yên Bái); Phía Tây giáp làng Hổ Bái (xã Yên Bái) và một phần lang Lạc Tụ (xã Yên Trung).

              Căn cứ vào tộc phả của họ Trịnh thì làng Lựu Khê ngày xưa có tên là “Ba thôn kẻ dãy, bảy thôn kẻ mau”. “Ba thôn kẻ dãy” là do ba nhóm người ở Quảng Mãi Chay, “Bảy thôn Kẻ Mau” là nhóm người ở bờ Đông cựu Mã Giang (Địa danh ngày nay là khu đất Bến bản thuộc làng Lựu Khê). Trong thời Phong kiến, Lựu Khê là một thôn của tổng Bái Nguyễn, huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hóa. Đến đời vua Đồng Khánh ghi rõ là xã Lựu Khê, tổng Bái Châu, huyện Yên Định, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

              Một trong những dòng họ đầu tiên đến sống ở làng Lựu Khê là dòng họ Trịnh. Vào thời nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), Nhà Lê đã đào sông nắn dòng chảy của dòng sông Mã từ núi Đa Nê đến núi Long Sơn (núi Kiểu ngày nay) tạo ra một vùng đất phù sa trù phú dọc hai bên bờ của dòng cựu Mã giang (Từ Yên Thọ - Yên Trung - Yên Bái - Yên Trường). Một Chi họ Trịnh đang sinh sống tại làng Đễnh (Yên Phú), đã di cư về làng Lựu Khê khai thên lập làng và phát triển dòng họ Trịnh tại làng Lựu Khê. Sau một thời gian thấy nơi đây là vùng đất thuận lợi cho công việc làm ăn sinh sống, đã có một số dòng họ khác chuyển đến sinh sống như dong họ Phạm, dòng họ Đàm, dòng họ Nguyễn, dòng họ Lê …

              Làng Lựu Khê có hai nghè, một nghè Ông, thờ Dương Cảnh Thần Hoàng Trung Đẳng Thần, một nghè Bà thờ Phương Dung phu nhân (Đây là các tướng dưới thời Trần). Ngoài ra làng còn có một ngôi Chùa, ở trước sân có một giếng nước trong mát và một ngôi đình lớn để dân hội tụ các ngày lễ, Tết. Tuy nhiên trong chiến tranh hai nghè và chùa đã bị phá dỡ nên thần phả sắc phong và những dấu tích cũ không còn. Làng có hai lệ lớn trong năm: Lệ thứ nhất là lễ hội “Cúng Thành Hoàng làng” diễn ra từ ngày mùng 7 đến ngày 10 tháng giêng âm lịch, trong lễ hội này có nhiều môn thể thao dân gian như Đấu vật, kéo co, chọi gà, cờ tướng; Lệ thứ hai là lệ đánh chuột vào ngày 10/10/ âm lịch. Hàng năm cứ vào hai dịp lệ lớn nay, dân làng cùng nhân dân trong xã cũng như nhân dân xã bạn tụ tập rất đông vui náo nhiệt.

              Thời thực dân phong kiến, đời sống của nhân dân trong làng rất khổ cực, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dân làng đứng lên theo Đảng làm Cách mạng. Sau cách mạng tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân trong làng đã ra sức sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được nâng lên.

              Từ nhiều thế hệ, dân làng Lựu Khê phát huy tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhân dân làng Lựu Khê hăng hái đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Đất nước thống nhất, nhân dân trong làng cùng với nhân dân trong xã lại hăng hái thi đua sản xuất.

              Đặc biệt trên đất của làng Lựu Khê là nơi vinh dự được đón Bác Hồ về thăm năm 1961, tại nơi đây đã được xây dựng thành Khu tượng đài Bác Hồ. Hàng năm cứ đến ngày sinh nhật Bác và các ngày lễ, tết trong năm, nhân dân trong làng trong xã và một số xã lân cận đều về đây dâng hương, tỏa lòng tôn kính Bác.

              Năm 1998, làng Lựu Khê khai trương xây dựng làng văn hóa

    Năm 2000, làng đạt danh hiệu làng Văn hóa cấp huyện

    Năm 2001, làng vinh dự được công nhận làng Văn hóa cấp tỉnh.

              3. Truyền thống lịch sử, văn hóa:

              - Truyền thống văn hóa: Nhân dân Yên Trường có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú, đặc biệt là văn hóa tâm linh với việc xây dựng các công trình văn hóa như nghè, đình, chùa, phủ …. Trải qua bao thăng trầm lịch sử những biến động của xã hội, những dấu tích văn hóa, lịch sử của cha ông còn lưu giữ ở Yên trường là minh chứng cụ thể, sinh động cho bề dày văn hóa và đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đền thờ Trương Công Mỹ được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh; Đài tưởng niệm Liệt sỹ, khu di tích Bác Hồ được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

              Song song với đời sống văn hóa tâm linh, người dân Yên Trường rất quan tâm đến đời sống văn hóa lễ hội. Các lễ hội của người dân Yên Trường được đúc kết trong quá trình lịch sử lâu dài và là niềm tự hào của cả cộng đồng, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Hàng năm cứ đến dịp lễ hội, dù làm ăn ở nơi đâu những người con Yên Trường cũng đêu nô nức trở về quê hương tham gia. Trong không khí rộn ràng náo nhiệt và thiêng liêng của lễ hội, tình cảm gắn bó, gắn kết cộng đồng càng trở nên khăng khiết hơn bao giờ hết.

              Cũng như nhiều vùng quê khác, người dân Yên Trường còn thờ cúng các vị thần, các anh hùng dân, thờ cúng tổ tiên trong các đình, đền, miếu, nghè, phủ … Điều đó thể hiện nét đẹp đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân.

              - Truyền thống đoàn kêt, tương trợ: Người dân Yên Trường vốn có truyền thống đoàn kết, đặc tính này là một thứ tài sản vô giá giúp nhân dân Yên Trường vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Từ khi đến chinh phục vùng đất này, người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, điều đó khiến họ phải chung sức chung lòng khai phá đất đai, săn đuổi hổ báo, tạo lập cuộc sống. Trải qua nhiều thế kỷ, phải luôn chống chọi với thiên tai địch họa, truyền thống đoàn kết như càng được nhân lên khi giúp người dân Yên Trường vững vàng trong mọi hoàn cảnh.

              - Truyền thống lao động sáng tạo: Sinh tồn và phát triển trên vùng đất nhiều thiên tai, địch họa, các thế hệ người dân Yên Trường đã sớm hình thành nên truyền thống lao ddooongj cần cù, đất đai khó cải tạo, người dân Yên Trường phải một nắng hai sương, cần cù lao động để chăm lo tạo dựng cuộc sống.

              - Truyền thống hiếu học: Tuy cuộc sống của người dân Yên Trường xưa và nay còn nhiều khó khăn nhưng là vùng đất có truyền thống hiếu học nên việc học hành được coi trọng khuyến khích. Ngày nay phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, các thế hệ học sinh Yên Trường vượt lên mọi khó khăn để đến trường, tiếp thu những tri thức của nhân loại để xây dựng quê hương đất nước.

              - Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm: Nhân dân Yên Trường vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ cổ chí kim, mỗi khi đất nước có họa xâm lăng thì người dân Yên Trường qua các thế hệ nối tiếp nhau, sát cánh cùng nhân dân cả nước đánh giặc, giữ nước, giữ nhà, mưu cầu cuộc sống bình yên.

              Nhân dân Yên Trường rất tụ hào về truyền thống Yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu vì độc lập tư do của dân tộc. Những truyền thống đó là di sản quí báu in đậm trong tiềm thức của người dân Yên Trường. Truyền thống đó đã được phát huy khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo, tạo thành sức manh lật đổ chế đọ thực dân phong kiến, giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc, ra sức xây dựng que hương văn minh, giàu đẹp.

              4. Các mốc son lịch sử:

    Thời gian

    Nôi dung

    Ghi chú

    9/10/1953

    Xã Yên Trường được thành lập (Gồm 3 làng: làng Thạc Quả, làng Lựu Khê, làng Hổ Bái)

    Năm 1955 làng Hổ Bái tách ra thành lập xã Yên Bái

    21/12/1953

    Chi bộ Đảng xã Yên Trường được thành lập

     

    03/3/1960

    Đảng bộ xã Yên Trường được thành lập

     

    3/1961

    Đón Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về làm việc

     

    11/12/1961

    Đón Bác Hồ về thăm.

     

    23/12/1969

    Đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm

     

    2014

    Xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới

     

    Xã đạt chuẩn Nông thôn mới

     

     

              5. Những thành tích đã đạt được:

    Năm

    Kết quả/

    Danh hiệu thi đua

    Hình thức

    khen thưởng

    Số, ngày tháng năm

    Cơ quan ban hành QĐ

    1961

    Hợp tác xã Đại Phong

    Cờ

    Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa

    1972

    Đơn vị quyết thắng

    Cờ

    Chủ tịch nước

    2000

    Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

    Cờ

    05/11/200

    Chủ tịch nước

    2008

    Có thành tích xuất sắc (Giai đoạn 2004 - 2008)

    Huân chương lao động hạng Ba

    12/4/2008

    Chủ tịch nước

    2010

    Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua

    Cờ

    Chủ tịch nước

    2012

    Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua

    Cờ

    UBND tỉnh

    2014

    Xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới

    Giấy khen

    UBND tỉnh

    Xã đạt chuẩn nông thôn mới

    Bằng khen

    UBND tỉnh

    °